Trong văn hóa đại chúng Trận_Đồng_Quan_(211)

Trận Đồng Quan cũng như Tam Quốc diễn nghĩa được đến với đông đảo công chúng. Các bộ truyện tranh về thời Tam Quốc cũng miêu tả về trận chiến này. Hình ảnh Hứa Chử cởi trần chiến đấu với Mã Siêu cũng được mô tả qua nhiều bức tranh.

Việt Nam thành ngữ "[bị] Tào Tháo đuổi (rượt)" (chính xác phải là Tào Tháo bị đuổi (rượt)) dùng để chỉ về một người phải chạy "trối chết" để vào nhà vệ sinh gấp phần nào xuất phát từ trận chiến này khi Tào Tháo phải chạy dài để trốn tránh trước sự truy đuổi của Mã Siêu. Trận Đồng Quan cũng được nhắc đến trong nội dung của vỡ cải lương có tên "Mã Siêu báo phụ thù" của đoàn cải lương Minh Tơ vào năm 1989, với sự góp mặt của tài tử Kim Tử Long (trong vai Đổng Thừa), Tài Linh (trong vai Lý Tiểu Oanh) Chí Linh. Vở cải lương này cũng được giới thiệu đến đông đảo công chúng và sau đó được tái bản và biểu diễn nhiều lần. [cần dẫn nguồn]

Trong các trò chơi điện tử, trận Đồng Quan cũng được tái hiện với những diễn biến hấp dẫn, kịch tính. Người chơi có thể nắm được diễn biến của trận đấu này trong các "màn mẫu" hay lịch sử. Có thể kể đến là seri Game: Dynasty Warriors do hãng Kioei phát hành. Đây là thể loại game hành động nhập vai (đi cảnh). Trong Game này, trận Đồng Quan được tái hiện khi người chơi chọn màn này hay chơi thông qua các nhân vật là Ma Chao (Mã Siêu), Peng De (Bàng Đức), Cao Cao (Tào Tháo) hay Xu Chu (Hứa Chử). Trong Game, các sự kiện trong trận chiến này như Mã Siêu quyết chiến với Tào Tháo, Mã Siêu đánh với Hứa Chử, Tào Tháo vượt sông, quân Tây Lương bắt bò, ngựa hay Tào Tháo chiêu hàng Hàn Toại (Han Sui) đều được tái hiện qua những trích đoạn ngắn (Cutscenne). Ngoài ra trong Game: Dragon throne - Battle of red cliffs của Trung Quốc phát hành thì người chơi cũng có thể tham gia vào trận đánh khi chọn phe Wei (Ngụy) với màn Pacific for GuanZong.